Gia Cát Lượng Và Thiên Lý
- Vị quân sư thời tam quốc của Lưu Bị chẳng ai không biết tiếng, và nghe qua về danh tiếng, ngài được mệnh danh “Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý”, đó là nói về khả năng học thuật, còn phần ứng dụng thì miễn bàn, chả thế mà với kế hoả công ngài đã đốt cháy hàng vạn quân Tào, nhờ mượn gió đông vào mùa nghịch. và lấy không mấy chiến thuyền tên vì biết trước ngày có sương mù, và thời đó đến nay đã qua mấy ngàn năm, với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhưng đến tận bây giờ vào 23 tháng chạp vẫn có gió đông về, quả là rất hiệu nghiệm.
- Những mưu kế của Gia Cát Lượng người đời sau tôn sùng là “Thần cơ diệu toán”, nhưng ngài có nắm bắt được số phận cũng như làm chủ được mọi tình hình không? Ngài là người hiểu hơn ai hết ý nghĩa của câu "Cơ bất khả thất, thời bất tái lai" tạm dịch: cơ chớ bỏ lỡ, thời không quay lại. Dù đã chuẩn bị mọi điều kiện cần và đủ nhằm nắm bắt thời cơ, để chuyển bại thành thắng, thế nhưng câu trả lời cuối cùng là không, chúng ta hãy lấy câu Gia Cát Lượng mà lý giải cho điều đó:
- “謀事在人﹐成事在天﹐人願如此如此﹐天理未然未然”
- Dịch Hán Việt: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, nhân nguyện như thử, như thử. Thiên lý vị nhiên, vị nhiên”
- Tạm dịch tiếng Viêt: sắp tính việc do con người, thành hay bại do Ông Trời quyết định, người nguyện như thế, như thế. Ông Trời không cho là như vậy, như vậy.
- Gia Cát Lượng còn áp dụng cả tế lễ cầu mưa, cầu gió đông vv, về kinh dịch lý số ngài tinh thông, vận dụng thành thục, ngồi đánh đàn xua quân địch “Bất chiến tự nhiên thành”, nhưng còn nhiều việc dù đã rất cố gắng mà chưa toại nguyện kể cả thực tại cũng như lĩnh vực kinh dịch tâm linh và cuối cùng nhận ra lý do là:
-
Trời đã định. Các bạn tham khảo về lĩnh vực hoạt động của chúng tôi. You refer to the information here tại đây.