Quân Tử Trả Thù Chữ Nhẫn Cho Ai? Baidu: 君子報仇忍字怎麼運用

Đặng Xuân Thủy gửi lúc | Tag: phong thủy , Quê hương

Quân Tử Trả Thù Chữ Nhẫn Dành Cho Ai?

君子報仇忍字怎麼運用﹗

+ Chữ Nhẫn: Xuất phát từ Nho học với hai thành phần chữ tượng hình; trên chữ Đao (Con dao), đè lên chữ tâm ở dưới (con tim). Hình ảnh lưỡi dao kề cổ, hiểm nguy vô cùng, nhưng hóa giải hiểm nguy để chuyển bại thành thắng mới là hàm ý sâu xa của chữ Nhẫn. Nếu không biết hóa giải thì chắc chắn nhận hậu quả ngay, nhẹ thì to tiếng thị phi ác khẩu, nặng thì mất mạng một cách đáng trách, mà từ xưa tới nay. Người đã chết thì chỉ còn một cách là đem ngay đi mai táng.

+ Cuộc Sống: Có quá nhiều bất trắc mà mỗi chúng ta ít nhiều lần gặp phải hoàn cảnh trớ trêu, nhưng hãy nhớ ngay “ Mãnh hổ nan địch quần hồ”, tạm dịch: Hổ dữ khó chọi đàn cáo. Dẫu vẫn biết khi đơn độc, hay không có Hổ thì “Cáo mượn oai Hùm”. Xem ra Cáo rất tinh quái và có là Hổ dữ cũng chớ xem thường. Nên các cụ thường nói "Quân tử phòng thân" Bởi:

:" 明槍易躲暗箭難防" Hán Việt: Minh thương dị đóa, ám tiễn nan phòng" Tạm dịch: Đao chém dễ đỡ, Tên lén khó tránh.

Vậy nên học chữ Nhẫn để xử lý tình huống nguy cấp, và có cơ hội, thời gian để tính kế lâu dài. Nguyên văn

“ 忍一時風平浪靜

退一部海闊天空”

Hán Việt: Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh

Thoái nhất bộ hải khoát thiên không.

Tạm dịch: Nhịn một lần gió yên sóng lặng

Lùi một bước biển rộng trời cao.

+ Ngày xưa các cụ thường nói: “Một câu nhịn, chín điều lành”. Hay “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được thì càng sống lâu”. Ngày xưa các cụ có tuổi thọ yểu nên mong sống lâu, ngày nay thì mong làm được điều phúc và sống có ích.

+ Nhẫn thể hiện bản lĩnh và kỹ năng rèn luyện tu tâm dưỡng tính, nếu không nhẫn tất hỏng việc bởi “Giận mất khôn”, có việc nhỏ chạm tới một chút đã tức nổ đom đóm, cả ngày cả tháng tìm cách trả thù ngay cho bằng được thì những người hành xử như vậy chẳng khác nào chỉ thích tạo sóng, mà nhiều sóng thì chỉ chỗ nông ven bờ chứ biển sâu ít khi dậy sóng. Tán Chữ Nhẫn trước khi viết theo lối đường luật, bằng trắc chặt chẽ, ý đối ý, lời đối lời, còn ngày nay có cải biến đi đôi chút:

“Có khi nhẫn để yêu thương

Có khi nhẫn để liệu đường lo toan

Có khi nhẫn để vẹn toàn

Có khi nhẫn để chớ tàn hại nhau”

+ Chữ Nhẫn:  Kết hợp thêm với chữ khác để miêu tả rõ hơn từng hoàn cảnh cụ thể:

+ Nhẫn Nại: Chịu đựng khó khăn bền bỉ để hoàn thành công việc, Lao Tâm Khổ Tứ. Kẻ lao động trí óc thì lao tâm, người lao động tay chân tất phải lao lực.

+ Nhẫn Nhục: Là chữ nhẫn khó nhọc nhất và mưu cầu nghiệp lớn – “Khổ nhục kế”, cam chịu tất cả đau đớn, khổ ải ngay cả sự sỉ nhục của mọi người để hoàn thành nghiệp lớn. Hay vì nghiệp lớn mà những nỗi đau, khổ ải chỉ còn là chuyện rất nhỏ. Từ nhẫn nhục này khi đã thành công thì con người sẽ bền chí và có tham vọng nuốt cả trời xanh.

+ Nhẫn Nhịn: Hiểu hoàn cảnh và thuận theo tự nhiên “Tránh voi chẳng xấu mặt nào”; thắng chuyện nhỏ coi như chẳng để làm gì, thì thua đỡ mất thời gian.

+ Nhẫn Thân: Khi ở thế yếu không bàn tính chuyện đúng sai – Phục Hổ Tàng Long; nhớ chuyện cũng như thời điểm luận anh hùng của Tào Tháo và Lưu Bị trong truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa. Tào Tháo dò hỏi thân phận, ý tứ, chí hướng của Lưu Bị. Nếu lộ vẻ anh hùng tất bị trừ khử, vì lúc đó Tào Tháo đã nổi danh và sẵn sàng triệt hạ đối thủ theo nguyên tắc "Bất độc bất anh hùng"

+ Ẩn Nhẫn: Thời thế chưa đến, hay hoàn cảnh đã thay đổi, thì trốn tránh bảo toàn “鳥儘弓藏- Điểu Tận Cung Tàng”, tạm dịch: Hết chim cung tên vứt xó. Hay dùng dao giết Trâu mổ Gà. Liên tưởng Tướng quân Phạm Lãi phù Việt Vương Câu Tiễn. Phạm Lãi đã ra đi đúng lúc, khi đã đủ thời gian và trải nghiệm hiểu về Câu Tiễn, nên chọn đường mai danh ẩn tích, người đời đồn đại Ông chuyển sang làm thương gia và rất giàu có, sống cuộc đời được coi là có hậu. Còn cố đấm ăn xôi như Văn Chủng cuối cùng thành mang họa.

+ Nhẫn Hận: Gặp bất công nhưng không tỏ thái độ vì bởi Trí, khi gặp đối thủ chơi trò Khích Tướng thử độ nông sâu, hay hoàn cảnh chưa cho phép công khai bênh vực phái yếu.

+ Nhẫn Hành: Biết thời cơ đang đến, chờ lúc chín muồi mới ra tay.

+ Nhẫn Trí: “Đại trí nhược ngu” tạm dịch: thông minh mà tỏ ra ngu đần. Nếu tỏ thông minh là gặp bất lợi hay tai họa. Do sự ích kỷ của bề trên, hay hoàn cảnh và thời cơ chưa thuận lợi. Sự ngu ngơ bên ngoài che dấu nội tâm: Nguyên văn

" 一籠天地藏身小

萬浬江山舉目尋"

Hán Việt:

"Nhất lung thiên địa tàng thân tiểu

Vạn lý giang sơn cử mục tầm"

Tạm dịch: Thân nhốt bởi lồng trời chiếu đất

                   Đứng non cao bốn phía dõi nhìn

+ Nhẫn Tâm: Làm những việc bất chấp lương tâm và luôn thường đạo lý.

+ Tàn Nhẫn: Tàn Ác và Nhẫn Tâm, bất chất lương tâm và luôn thường đạo lý làm điều Ác.

Chữ Nhẫn: Bao trùm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội từ bất công, nhỡ thời lỡ vận, vv. Mà con người hay gặp phải, biết chữ nhẫn không phải là nhẫn nhịn rồi chui mình vào vỏ ốc, hay gặp kẻ thù mà dễ dàng tha thứ. Chỉ khác ở cách thức trả thù mà thôi. Nhẫn không phải yếu hèn mà chính xác là bản lĩnh mạnh mẽ của lý trí.

+Tại Sao Lại Có Câu: “Quân tử trả thù, mười năm chưa muộn”, nguyên do bởi tiểu nhân thường hay gậy sự, kiếm cớ. Nên kẻ quân tử mới trả thù, nhưng tại sao quân tử nói luôn trả thù mà tiểu nhân vẫn đắc chí suốt đó thôi. Ngày xưa các cụ thường lý giải có thù mười năm hãy trả, ví như hôm nay có thù hận thì trồng cây tre bằng que tăm, dùng tăm đánh nó vô ích mà lại mang họa, vậy thì trồng cây tre nhỏ như que tăm sau mười năm đốn hạ rồi dùng nó làm vũ khí triệt hạ kẻ thù thì chắc chắn thành công và an toàn cho người dùng gậy. Đó là nghĩa đen.

+ Còn người quân tử đich thực có thể vận dụng theo nghĩa bóng với trình độ và đẳng cấp của mình. Ấy là do quân tử trước tiên trả thù bằng sự tha thứ “Forgiveness is the most glorious revenge”. Tạm dịch: Tha thứ là sự trả thù vinh quang nhất, bước tiếp theo kẻ quân tử âm thầm miệt mài tìm kiếm thành công và giết kẻ thù bởi sự thành công. Rồi chôn cất hết kẻ thù bằng nụ cười của họ.

Hình Tượng: Cũng giống như tiểu nhân không lượng được sức mình, không hiểu hoàn cảnh cứ dùng thuyền cưỡi sóng đuổi thuyền kẻ quân tử đang tiến vào vùng biển sâu trước mặt để rồi rơi vào hoàn cảnh “Tiến thoái lưỡng nan” say đòn, say sóng, tự chìm xuồng.

Khổng Tử thày Nho của các thày Nho đã nói: “ 小不忍﹐大謀則亂 Tiểu bất nhẫn, đại mưu tắc loạn”. Tức việc nhỏ không nhịn đươc, thì việc lớn chắc chắn hỏng. Qua đó thấy được tại sao từ xưa tới nay mọi người thường hay tôn thờ chữ Nhẫn.

Tôn thờ chữ Nhẫn để khi ở thế mạnh không ức hiếp kẻ yếu, càng không sợ kẻ mạnh khi yếm thể bới có Trí và Dũng, Nhưng có Nhẫn để tiến thoái hợp thời, hợp hoàn cảnh, kẻ hiếu thắng đuổi kẻ chạy mà không lường đến khi tự rơi vào hoàn cảnh Trăn về bãi cỏ, Hổ vào rừng nứa. Người quân tử tôn thờ chữ Nhẫn để bao dung: Nguyên văn:

"橫眉領帶千夫抵

俯首甘為汝子牛"

Hán Việt: Hoành mi lãnh đới thiên phu chỉ

                 Phủ thủ cam vi nhữ tử ngưu.

Tạm dịch:

"Quắc mắt coi khinh ngàn lực sỹ

Khom lưng làm ngựa trước nhi đồng"

Không một ai nhanh chóng đi đến đích của mình khi cứ thường xuyên dừng lại lấy đá ném đuổi con chó chỉ vì tiếng sửa của nó.

+ Nhẫn như các cụ thường quan niệm là nhịn để có thời gian và cơ hội phù hợp để noi theo đạo lý và làm sáng tỏ đạo lý chứ không phải cầu toàn, không tham sống sợ chết. Và nhẫn để tìm thời cơ đưa mọi việc vào khuôn khổ, có tôn ty, trật tự, công bằng. Thuận ý trời, hợp luôn thường đạo lý.

Các Bạn Xem Thêm Bài Viết Cùng Danh Mục tại đây.

Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String Lỗi liquid: Không thể biến đổi String thành input có kiểu String
Hotline: 0972.051.480