Ngũ Hành Phản Sinh, Phản Khắc: Theo quan niệm của dịch học phương đông (Kinh dịch), người xưa quan niệm rằng:
La bàn:
- Cái gì cũng phải có âm (-) có dương (+). Có Cơ (lẻ), có Ngẫu (chẵn) thì mới hài hòa, như vậy phải có năm Âm đi kèm với năm Dương, cho tháng cũng từng cặp âm – dương. Tý dương – Sửu âm, Dần dương – Mão âm vv. Đó là mật mã mà người xưa chọn các con vật làm biểu tượng cho các năm, bảng dưới đây phản ánh quan niệm này:
Năm âm lịch |
Biểu tượng |
Năm âm lịch |
Biểu tượng |
Tý (dương) Sửu (âm) Dần (dương) Mão (âm) Thìn (dương) Tỵ (âm) |
Con chuột (5 ngón, lẻ) Con trâu (2 ngón, chẵn) Con hổ (5 ngón, lẻ) Con thỏ - Mèo (4 ngón, chẵn) Con rồng (5 ngón, lẻ) Con rắn (lưỡi chẻ 2, chẵn) |
Ngọ (dương) Mùi (âm) Thân(dương) Dậu (âm) Tuất (dương) Hợi (âm) |
Con ngựa (1 ngón, lẻ) Con dê (2 ngón, chẵn) Con khỉ (5 ngón (lẻ) Con gà (3 ngón + 1 cựa) Con chó (5 ngón, lẻ) Con lợn (4 ngón, chẵn) |
Thiên can hợp nhau, xung nhau
Cặp thiên can hợp nhau |
Cặp thiên can phá nhau |
|
Giáp hợp Kỷ Ất + canh Bính + tân Đinh + nhâm Mậu + quí |
Giáp xung Mậu Ất > <kỷ Bính > < canh Đinh > < kỷ Mậu > < nhâm |
Kỷ xung Quý Canh > < giáp Tân > < ất Nhâm > < bính Quí > < bính |
Địa chi hợp nhau, xung nhau
Sáu cặp địa chi lục hợp |
Sáu cặp địa chi xung nhau |
Tý + sửu Thìn + dậu Dần + hợi Tỵ + thân Mão + tuất Ngọ + mùi |
Tý > < ngọ Dần > < Thân Mão > < Dậu Tỵ > < hợi Sửu > < mùi Thìn > < tuất |
Bốn cụm địa chi tam hợp |
Sáu cặp địa chi phá nhau |
Hợi + mão + mùi Tỵ + dậu + ngọ Thân + tý + thìn Dần + ngọ + tuất |
Tý > < ngọ mão > < dậu Dần > < thân tỵ > < hợi Sửu > < mùi thìn > < tuất
|
Ba cụm địa chi tứ hành xung: Tý > < ngọ > < mão > < dậu
Thìn > < tuất > < sửu > < mùi
Dần > < thân > < tỵ > < hợi
Ghi chú: khi đối chiếu với xem âm trạch của Quỉ Cốc Tử thì cần tránh âm trạch theo đúng hướng (Chính hướng)
Tý – Ngọ, Mão – Dậu
Tức là tránh hướng chính Bắc – Nam, Đông – Tây. Mà phải chếch ít độ theo la bàn (Kiêm hướng).
Thập nhị địa chi ngũ hành thuộc tính và phương vị là:
Dần, Mão, chỉ phương đông, thuộc mộc, Dần mộc dương, Mão mộc âm (Màu xanh)
Ngọ, Tỵ, chỉ phương nam, thuộc hỏa, Ngọ hỏa dương, Tỵ hỏa âm (Màu đỏ)
Thân, Dậu, chỉ phương tây, thuộc kim, Thân kim dương, Dậu kim âm (Màu trắng)
Tý, Hợi, chỉ phương bắc, thuộc thủy, Tý thủy dương, Hợi thủy âm (Màu đen)
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi, chỉ tứ quý, xuân, hạ, thu, đông, thuộc thổ, Thìn, Tuất thổ dương, Sửu, Mùi thổ âm. (Màu vàng)
Ngũ Hành Phản Sinh
Kim cần có Thổ sinh, nhưng thổ nhiều kim bị vùi lấp;
Thổ cần có Hỏa sinh, nhưng hỏa nhiều thì thổ thành than;
Hỏa cần có Mộc sinh, nhưng mộc nhiều hỏa bị nghẹt;
Mộc cần có Thủy sinh, nhưng thủy nhiều mộc bị trôi dạt;
Thủy cần có Kim sinh, nhưng kim nhiều thủy bị đục.
Ngũ Hành Phản Khắc
Kim khắc được Mộc, nhưng mộc cứng thì kim bị gãy;
Mộc khắc được Thổ, nhưng thổ nhiều thì mộc bị gầy yếu;
Thổ khắc được Thủy, nhưng thủy nhiều thổ bị cuốn trôi;
Thủy khắc được Hỏa, nhưng hỏa nhiều thì thủy bị khô;
Hỏa khắc được Kim, nhưng kim nhiều thì hỏa sẽ tắt.
Bao tàng Can trong Chi:
Tý bao tàng Quý âm nên tý -;
Sửu bao tàng Giáp Bính Mậu đều dương nên sửu +;
Dần bao tàng Giáp Bính Mậu đều dương nên dần +;
Mão bao tàng Ất âm nên mão âm; -
Thìn bao tàng Mậu Quý Ất âm, âm nhiều nên thin -;
Tỵ bao tàng Bính Canh Mậu đều dương nên tỵ +;
Ngọ bao tàng Đinh Kỷ đều âm nên ngọ -;
Mùi bao tàng Kỷ Đinh Ất đều âm nên mùi -;
Thân bao tàng Canh Nhâm Mậu đều dương nên thân +;
Dậu bao tàng Tân âm nên dậu -;
Tuất bao tàng Tân Đinh Mậu, âm nhiều nên tuất -;
Hợi bao tàng Nhâm Giáp Mậu đều dương nên hợi +.
-
Xin được trình bày ngắn gọn, dễ liên hệ, đồng nhất trong phạm vi Kinh dịch tâm linh.
-
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo lĩnh vực chúng tôi. You refer to the information here tại đây.